Bundesliga từ lâu được xem là lò đào tạo nổi tiếng, nơi sản sinh ra những nhân tài kiệt xuất. Tiêu biểu là Borussia Dortmund – “lò luyện vàng đen”, nơi cho ra những cái tên nổi bật như Sancho, Bellingham hay Haaland. Tất cả đều là ngôi sao được ông lớn châu Âu chiêu mộ với những hợp đồng chuyển nhượng đình đám. Vấn đề mà giới mộ điệu quan tâm là: khi nào thì Dortmund và các câu lạc bộ Đức sẽ giữ chân được siêu sao cho giấc mơ danh hiệu thay vì là “trạm trung chuyển”?
Premier, La Liga vẫn được xem là “miền đất hứa”, nơi cầu thủ có được danh vọng và cả tài chính. Trong khi đó, nền bóng đá xứ Bavaria không hề thua kém nhưng không thể giữ chân được những viên ngọc do mình tôi luyện. Chính điều này đã đặt dấu hỏi về tham vọng và sâu xa hơn là triết lý và bản sắc bóng đá Đức. Cùng Bongdaso dữ liệu phân tích nghịch lý này của bóng đá Đức.
Dortmund: Mô Hình Kinh Doanh Thành Công Hay Vòng Luẩn Quẩn Đáng Tiếc?
Dortmund là bậc thầy trong chiến lược kinh doanh: tìm kiếm – phát triển – bán lại cầu thủ. Tuy nhiên, trong ánh hào quang ấy chính là sự tiếc nuối khi họ mãi chưa thể có được thành công vang dội trên đấu trường châu Âu.
Theo các chuyên gia của Bongdaso, ở mùa trước, Jude Bellingham đã chia tay đội bóng vàng-đen ngay sau khi họ để Bayern vượt mặt, giành chức vô địch ở vòng đấu cuối cùng. Đây là ví dụ điển hình cho thấy, khi những ngôi sao chủ chốt luôn nói lời chia tay vào lúc Dortmund cần sự ổn định, bứt tốc thì mô hình “sản xuất sao” này dường như đã trở thành quỹ đạo không thể tránh của đội bóng này.

Bundesliga – Là bệ phóng hay sân ga chuyển nhượng?
Dortmund không phải cái tên duy nhất, các đội bóng khác tại Bundesliga cũng đang thực hiện đúng theo lộ trình: săn tìm, phát triển thật nhanh và bán lại những ngôi sao trẻ đã đào tạo với mức giá cao. Lý do chủ yếu là tài chính, nhưng, đằng sau là vòng lặp giữa sự cạnh tranh nội tại và sức hút toàn cầu.
Thời buổi ngày nay, có rất nhiều câu lạc bộ nước ngoài sẵn sàng đầu tư số tiền khổng lồ để chiêu mộ một cầu thủ trẻ chưa tròn đôi mươi. Các đội bóng nước Đức sẽ rất khó để giữ chân được ngôi sao của mình. Không thể phủ nhận, nền tảng đào tạo của bóng đá Đức rất vững mạnh. Nhưng, họ thiếu đi chính sách giữ chân sao và thiếu chiến lược dài hạn. Và hơn hết là thiếu đi sự bảo vệ từ tính hệ thống.
Làm sao để trở thành “điểm đến” thay vì “điểm xuất phát”?
Một số đội bóng Đức đang bắt đầu có những cách rõ ràng để giải quyết tình trạng này. Nhìn vào Xabi Alonso và CLB Leverkusen có thể thấy rõ nhất. Thay vì bán sớm, họ giữ lại những viên ngọc quý như Wirtz, Hincapie, Frimpong. Sự góp mặt của những ngôi sao này đã giúp họ gặt hái danh hiệu đầy thuyết phục tại mùa giải 2023/24. Leverkusen cho thấy, các câu lạc bộ nước mình hoàn toàn có thể vươn lên sánh với bộ phận “chóp” nếu đủ tầm và cả sự quyết tâm.

Dortmund cũng nằm trong cuộc “nổi loạn” này. Việc giữ lại Mats Hummels và Reus trong nhiều năm là biểu tượng. Nhưng, bấy nhiêu là chưa đủ. Họ cần tạo nên một cuộc cạnh tranh toàn diện đúng nghĩa. Không chỉ ở sân cỏ mà còn ở khía cạnh hình ảnh, tài chính và nhiều hơn thế nữa. Có như vậy mới biến nơi này thành điểm đến chứ không phải điểm xuất phát và “trạm trung chuyển”.
Chặng đường từ học viện đến sân khấu C1
Trong bóng đá châu Âu hiện đại, không có nhiều nơi sở hữu một hệ thống đào tạo chuyên nghiệp và hiệu quả như tại Đức. Từ những học viện trẻ cho đến trung tâm phát triển tài năng. Quốc gia này thực sự thành công với “mỏ vòng chiến lược” của mình. Những ngôi sao như Jamal Musiala, Wirtz, Moukoko…. đều là “sản phẩm” của quá trình đầu tư bài bản này.
Thế nhưng, chặng đường từ học viện cho đến sân khấu C1 lại bị cắt ngang ngay từ thời điểm tài năng vừa chớm. Những cầu thủ này, thay vì phát triển trọn vẹn và gắn bó với màu áo của đội bóng chủ quản lại rẽ sang một con đường khác. Đó là “bay xa” sang tận Anh, Pháp, Tây Ban Nha để thi đấu với mức lương, danh tiếng cao hơn. Và tại đây, họ cũng có cơ hội để hiện thực hóa tham vọng của mình.

Hãy nhìn vào Bellingham, một cầu thủ GenZ mới 19 tuổi nhưng đã là nhân tố trụ cột của Real Madrid, được thi đấu tại trận chung kết C1 và trở thành biểu tượng mới của Real. Hay Erling Haaland, người muốn gắn bó cùng Dortmund cũng đã rời đi khi đạt đến tiềm năng cao nhất. Lựa chọn đến một nơi có thể đạt được những điều mình muốn một cách nhanh nhất hoàn toàn không phải lỗi của cầu thủ. Mà đó là hệ quả, điều tất yếu xảy ra ở một môi trường bóng đá không đủ lực để giữ chân những tài năng trẻ.
Xem thêm: Văn Hóa Cổ Động Viên Đức: Bundesliga thách thức kim tiền
Giữ người hay chọn buông bỏ?
Không chỉ Dortmund mà nhiều đội bóng nước Đức đang đứng trước nhiều lựa chọn. Họ có thể tiếp tục là lò đào tạo ngôi sao, tiếp tục là trạm trung chuyển và là bệ phóng. Hoặc chọn đi theo hướng phá vỡ khuôn cũ, dám thay đổi để xây dựng bản sắc mới, nơi mà cầu thủ chọn ở lại để đạt được đỉnh cao vinh quang. Giữ lại ngôi sao đúng thời điểm hoàn toàn có khả năng viết nên chương mới. Bongdaso Cloud tin rằng, đã đến lúc Bundesliga cần học cách “giữ người”. Bởi giữ lại một ngôi sao đúng thời điểm không chỉ là giữ một cầu thủ, mà là giữ lại cả một giấc mơ vô địch.
Hoàng Hải Nam là cây bút chủ lực và là linh hồn của chuyên mục tin tức, bình luận trên Bongdaso. Nổi bật với kiến thức bóng đá uyên bác, anh mang đến những bài phân tích chiến thuật sắc sảo, đa chiều và có chiều sâu. Không chỉ là lý trí, ngòi bút của anh còn rực lửa đam mê, truyền tải trọn vẹn những cung bậc cảm xúc của môn thể thao vua. Với phong cách độc đáo này, Hoàng Hải Nam đã trở thành một tên tuổi không thể thiếu với độc giả yêu bóng đá.