Nếu Premier League bùng nổ với những hợp đồng thương mại, bản quyền truyền hình và là “thiên đường” của các nhà đầu tư thì Bundesliga bóng đá Đức lại hoàn toàn khác. Một nơi vẫn giữ nguyên được bản sắc với tiếng nói của cổ động viên mới là quyền lực nhất. Trong bối cảnh bóng đá châu Âu đang ngày càng thương mại hóa, bị đồng tiền thao túng thì Bundesliga như một “pháo đài” với lá chắn 50+1, bảo vệ một nền bóng đá nguyên bản như “di sản” đáng giá. Đây là nơi mà người hâm mộ được xem như linh hồn của bóng đá.
Đội khách chơi tại khán đài “ Yellow Wall” của Dortmund và sân Red Bull Arena của câu lạc bộ Leipzig luôn cảm thấy e dè bởi “cơn bão” cuồng nhiệt của người hâm mộ. Văn hóa cổ động viên ở Đức không đơn thuần là những tiếng hô hào, hò hét. Mà đó chính là biểu tượng của sự gắn bó, lòng trung thành của những người yêu bóng đá Đức.
Cùng Bongdaso khám phá tại sao giải đấu nước Đức lại đặc biệt đến vậy, và liệu “pháo đài” này có thể đứng vững trước cơn bão thương mại hóa?
Quy tắc 50+1: “Tấm khiên” bảo vệ bản sắc
Trung tâm của “cuộc chiến” bảo vệ bản sắc của Bundesliga chính là quy tắc 50+1. Nội dung quy tắc buộc các đội bóng nước Đức phải duy trì sở hữu cổ phần lớn hơn cho các cổ động viên. Cũng theo quy tắc này, cổ đông bên ngoài chỉ được nắm giữ số cổ phần lớn nhất là 49%. Chính vì vậy, không có bất cứ ông chủ nước ngoài nào có thể thao túng bóng đá Đức như ở Premier hay Ligue 1.
Cũng nhờ “lá chắn” này mà “tiếng tiền” không thể nhấn chìm được tiếng hò hét, tiếng nói của cổ động viên. Người hâm mộ hoàn toàn có quyền đưa ra quyết định cho những vấn đề quan trọng của những đội bóng. Từ việc dùng màu áo nào, thiết kế biểu tượng ra so cho đến tiền vé. Vì vậy, đội bóng của họ là “bất khả xâm phạm”, không thể có lý do vì kinh tế mà chuyển câu lạc bộ đến một nơi khác.

Bundesliga – Nơi cổ động viên là “trái tim”
Tại khán đài Bundesliga, cổ động viên được đối xử như những nhân vật đồng sở hữu cổ phần đúng nghĩa. Họ không phải khách hàng mà là linh hồn, là trái tim của nền bóng đá xứ Bavaria. So về tiền vé, Bundesliga là giải đấu có mức giá vé trung bình thuộc hàng rẻ nhất trong 5 giải vô địch quốc gia châu Âu. Dù chất lượng chuyên môn nâng cao nhưng giá vé của giải đấu này vẫn rẻ.
Cổ động viên cũng là bộ phận phản đối các dự án thương mại một cách quyết liệt nhất. Điển hình nhất là làn sóng biểu tình dữ dội khi có một số đội bóng Đức thử áp dụng mô hình “Super League”. Dù là bất cứ ai cũng không được phép phản bội lại niềm tin của họ.

“Pháo đài” cổ động viên có thể trụ được mãi?
Dù là Bundesliga cũng không thể đứng ngoài thương mại hóa toàn cầu. Pháo đài có vững đến mấy cũng khó lòng bảo vệ Bundesliga nguyên vẹn, không chút ảnh hưởng từ sức hút đầu tư nước ngoài và sức ép tài chính. Doanh thu của các đội bóng ngày càng chênh lệch khiến họ bắt đầu chính sách vận động hành lang nhằm thay đổi quy tắc 50+1. Những Leverkusen, Leipzig hay Wolfsburg đều là những câu lạc bộ có cấu trúc đặc biệt, từng được điều chỉnh theo phương thức riêng.
Chính điều này khiến nhiều người lo ngại rằng, văn hóa cổ động viên Đức rồi cũng chỉ là dĩ vãng. Khi tiền bạc lên ngôi, thâu tóm quyền lực thì những thứ đã từng là niềm kiêu hãnh như băng rôn khổng lồ, tiếng hò vang trời từ khán đài Bundesliga cũng có thể trở thành bản sắc được định giá.
Một giải đấu của những giá trị cốt lõi
Ở thời đại bóng đá mà câu lạc bộ trở thành một “mặt hàng” đầu tư, cầu thủ là thương hiệu thì Bundesliga chính là một hình mẫu hiếm hoi tượng trưng cho bản sắc nguyên thủy. Nơi khán đài luôn chật kín, cổ động viên luôn hết mình, giá vé thuộc top thấp nhất. Tất cả đều là những điều đáng trân quý giữa kỷ nguyên thương mại toàn cầu.
Không còn nhiều giải đấu giữ được sự cân bằng như Bundesliga. So với La Liga, Premier League, họ không có nhiều siêu sao hàng đầu. Nhưng, bù lại họ sở hữu một tài sản vô giá. Đó chính là những cổ động viên sẵn sàng “sống chết” cùng đội bóng của mình. Một hình ảnh có lẽ hiếm thấy ở bất cứ nền bóng đá nước nào. Đó là người hâm mộ nước Đức in biểu ngữ, dơ cao phản đối chính sách điều hành…. Và sau đó, khi kết thúc trận đấu, họ lại cùng nhau dọn rác sạch khán đài.
Xem thêm: Quy Tắc 50+1: “Lá Chắn” Hay “Xiềng Xích” Của Bundesliga?

Niềm tin cuối cùng tại pháo đài Bundesliga
Bundesliga có thể không phải là giải bóng hấp dẫn nhất về mặt thương mại . Nhưng, ở đây, những người yêu bóng đá thực thụ thấy được một điều vô giá. Đó chính là thứ bóng đá nguyên bản, không bị ảnh hưởng và biến chất. Văn hóa cổ động viên Đức là tấm giáp cuối cùng để bảo vệ bản sắc đó khỏi sự chi phối của đồng tiền. Câu hỏi mà người ta băn khoăn hơn cả việc bao giờ niềm tin này sụp đổ chính là… chúng ta có dám giữ trọn niềm tin này mãi mãi?
Hoàng Hải Nam là cây bút chủ lực và là linh hồn của chuyên mục tin tức, bình luận trên Bongdaso. Nổi bật với kiến thức bóng đá uyên bác, anh mang đến những bài phân tích chiến thuật sắc sảo, đa chiều và có chiều sâu. Không chỉ là lý trí, ngòi bút của anh còn rực lửa đam mê, truyền tải trọn vẹn những cung bậc cảm xúc của môn thể thao vua. Với phong cách độc đáo này, Hoàng Hải Nam đã trở thành một tên tuổi không thể thiếu với độc giả yêu bóng đá.