Lần này, báo giới không nói về những nhân vật tại Ngoại hạng Anh mà đổ dồn vào thứ luôn hiện hữu tại thời điểm then chốt. Đó chính là công nghệ VAR. Sau hàng loạt chỉ trích, tranh cãi, công nghệ VAR vẫn được giữ lại đồng hành cùng giải đấu.
Tuy nhiên, điều quan tâm hơn cả chính là cuộc cải tổ sắp tới. Liệu công nghệ hỗ trợ trọng tài này sẽ làm tốt hơn, khắc phục triệt để được những “rạn nứt” khiến giới mộ điệu bất mãn. Hay chỉ là hứa hẹn và tiếp tục chắp vá cho một hệ thống đã có quá nhiều bất ổn?
Cuộc bỏ phiếu “cứu” VAR nhưng buộc phải cải tổ
Sau hàng loạt tranh cãi và làn sóng phản đối mạnh mẽ, hệ thống VAR đã chính thức được “cứu” sau cuộc bỏ phiếu nội bộ. Cuộc họp giữa tháng 6 với nội dung đề xuất loại bỏ VAR vào mùa giải 2025/26 do Wolves đã không đạt đủ đồng thuận để loại bỏ công nghệ này. Dù VAR “sống sót” nhưng buộc phải cải tổ.
Trong cuộc họp cấp cao do Wolves đề xuất, chỉ có 1/20 phiếu đồng ý loại bỏ công nghệ này ra khỏi các trận đấu. Đáng buồn hơn nữa là 1 phiếu này đến từ chính đội khởi xướng – Wolves.19 đội còn lại vẫn chọn cứu VAR dù họ không ít lần phải “chịu oan” từ công nghệ này. Nhưng, họ yêu cầu cải tổ toàn diện về các mặt như cách vận hành, sự minh bạch và thời gian xử lý.

Công nghệ không có lỗi, lỗi do ai?
Người công nghệ không hề ghét VAR nhưng họ bất bình về cách mà nó được sử dụng trong các trận đấu. Những pha bắt việt vị đến từng “chân tơ” và các tình huống sau 4-5 phút xem xét vẫn chưa có kết luận.
Thậm chí là cả những quyết định xoay chiều 360 độ sau những lần kiểm tra VAR đầy bối rối. Tất cả những thứ này làm mất đi cảm xúc, mất đi sự nhịp nhàng của bóng đá, khiến họ cảm thấy bộ môn thể thao này bị “phi nhân hóa”.

Việc cân nhắc bỏ hay giữ VAR không phải lần một lần 2. Nhưng, lần này thực sự nghiêm túc và đáng để người ta tin vào sự thay đổi thực sự. Một phần điều này đến từ cam kết cải cách của ban tổ chức Ngoại hạng Anh.
Theo thông báo, bắt đầu từ mùa giải mới, công nghệ này sẽ được cải tiến về độ minh bạch và góc độ truyền thông. Đặc biệt là khả năng phát audio kết nối giữa tổ VAR và trọng tài sau những quyết định không thỏa đáng. Cùng với đó là giảm thiểu những màn phân tích vị trí việt vị khiến khán giả cảm thấy khôi hài.
Xem thêm: Ả Rập Hút Sao, Ngoại hạng Anh Ở Tình Trạng “Báo Động Đỏ”
Cải tổ toàn diện nhưng có đủ để tin tưởng?
Những tuyên bố cải tổ đó nghe có vẻ rất quyết tâm, rất đáng tin cậy nhưng thực chất làm như thế nào mới là vấn đề. Premier League không dưới một lần hứa hẹn về việc nâng cấp VAR. Nhưng thực tế, chất lượng chỉ như hạt mưa nhỏ rơi trên sa mạc.
Chính sự thiếu kết nối giữa tổ VAR cùng trọng tài cùng sự mập mờ về cách ra quyết định khiến công nghệ này đi xa với lý do mà nó tồn tại. Đó chính là sự minh bạch, công bằng trong bóng đá.
Có không ít người nói rằng, VAR đang làm hình ảnh của trọng tài trở nên xấu xí. Những “vị vua áo đen” giờ đây không còn dứt khoát, “một là một hai là hai” khi đưa ra những quyết định nữa. Bởi họ còn phải chờ VAR “cứu”.
Trong khi đó, công nghệ này lại không cảm nhận được những thứ chỉ có trên sân cỏ. Đó chính là bầu không khí, yếu tố cảm xúc hay nhịp đập trận đấu.
Niềm tin đang bị thử thách
VAR đã sửa được nhiều sai sót, đây là điều có thể thấy rõ ràng. Chẳng hạn như những pha phạm lỗi bị che khuất hay việt vị lộ liễu. Nhưng những thứ này chưa đủ để người hâm mộ cảm thấy tin tưởng. Sự chờ đợi với niềm tin nhưng rồi thất vọng vì lý do kỹ thuật khiến người xem dần trở nên ghét VAR.

Đây chính là bài toán về cải thiện trải nghiệm bóng đá thời hiện đại chứ không đơn thuần chỉ là chuyện về một loại công nghệ. Để kết hợp giữa công nghệ với cảm xúc truyền thống không phải việc dễ dàng.
Làm thế nào để người hâm mộ có thể sống trọn vẹn trong cảm xúc của một trận đấu hay bị dập tắt bởi quyết định xem xét kéo dài trong 3 phút đồng hồ?
VAR sống sót nhưng cần “lột xác”
Kết thúc cuộc bỏ phiếu, VAR đã được giữ lại, ít nhất trước mắt là như vậy. Nhưng, nó buộc phải “lột xác”, cơ hội lần này không đi cùng với bất cứ sai lầm có thể né tránh nào. Đây cũng chính là trách nhiệm của Premier League.
Giới mộ điệu cần một VAR chuẩn xác, một VAR minh bạch và nhanh chóng chứ không phải một công nghệ khiến người xem phải tự hỏi rằng “mình đang xem bóng đá hay xem thước phim phân tích kỹ thuật số”. Sống sót nhưng không thay đổi thì liệu VAR còn lý do nào để tồn tại?
Hoàng Hải Nam là cây bút chủ lực và là linh hồn của chuyên mục tin tức, bình luận trên Bongdaso. Nổi bật với kiến thức bóng đá uyên bác, anh mang đến những bài phân tích chiến thuật sắc sảo, đa chiều và có chiều sâu. Không chỉ là lý trí, ngòi bút của anh còn rực lửa đam mê, truyền tải trọn vẹn những cung bậc cảm xúc của môn thể thao vua. Với phong cách độc đáo này, Hoàng Hải Nam đã trở thành một tên tuổi không thể thiếu với độc giả yêu bóng đá.